top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png

Đầu tư vào bất động sản thương mại giảm 57% trong Quý 2 do

... do ảnh hưởng của sự bùng phát đại dịch Covid-19, tuy nhiên, dự kiến, hoạt động đầu tư toàn cầu sẽ hồi phục vào nửa cuối năm 2020.

Corona virus đã tác động mạnh đến thị trường đầu tư bất động sản thương mại trên toàn thế giới trong năm 2020.

Theo một báo cáo mới đây của CBRE, khối lượng đầu tư bất động sản thương mại thấp hơn nhiều trong quý II năm 2020 phản ánh tác động của việc phong tỏa và kiểm soát biên giới được ban hành nhằm phòng chống đại dịch Covid-19. Khối lượng đầu tư toàn cầu giảm 57% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 109 tỷ USD, đây là tổng khối lượng đầu tư thấp nhất từ năm 2010.

Khu vực Châu Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức giảm 70% so với năm ngoái chủ yếu do số lượng các giao dịch trong danh mục lớn giảm đi và không có các giao dịch ở cấp độ tổ chức. EMEA (khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi) và APAC có tổng khối lượng đầu tư giảm lần lượt 38% và 46% do tính bất ổn và các biện pháp hạn chế do dịch bệnh làm tâm lý nhà đầu tư hoang mang.

Đà của Quý 1 khiến tổng khối lượng đầu tư nửa năm đầu chỉ giảm 21%. Có lẽ các chỉ số thấp của Quý đã được thiết lập xong vì các quốc gia mở cửa lại nền kinh tế và các hoạt động kinh doanh được tiếp tục. Các nhà đầu tư đang mong đợi một sự hồi phục dần bắt đầu vào đầu nửa cuối năm 2020.

Khu vực Châu Mỹ

Khối lượng đầu tư của châu Mỹ giảm xuống còn 43 tỷ USD trong quý 2, mức thấp nhất kể từ năm 2010 và chỉ bằng 30% khối lượng đầu tư quý 2 năm 2019. Hoa Kỳ chiếm 93% hoạt động đầu tư của khu vực. Doanh số danh mục đầu tư Hoa Kỳ giảm 77% so với cùng kỳ năm trước và không có giao dịch cấp tổ chức nào.

Bất động sản công nghiệp thể hiện khả năng phục hồi mặc dù có sự sụt giảm 50% về khối lượng đầu tư so với quý 2 cùng kỳ năm trước. Hai thương vụ mua bán sáp nhập Prologis trong Quý 1 đã đẩy khối lượng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp tăng 17% so với cùng kỳ năm trước trong 6 tháng đầu năm 2020. Loại trừ hai giao dịch Prologis, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp giảm 18% trong 6 tháng, vẫn tốt hơn tất cả các lĩnh vực khác trong cùng kỳ. Khối lượng đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ giảm 74% so với cùng kỳ năm trước trong quý 2, theo sau là mức giảm 72% đối với cả lĩnh vực văn phòng và gia đình. Bất động sản khách sạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với khối lượng giảm 90% và là tổng khối lượng đầu tư hàng quý thấp nhất kể từ năm 2003.

Mức độ suy giảm hoạt động đầu tư của các thành phố ở châu Mỹ dường như có mối tương quan với mức độ các ca nhiễm Covid-19 mới (Hình 2). Các thành phố có mức độ lây nhiễm cao nhất đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất về khối lượng đầu tư trong quý 2, bao gồm Seattle (-84%), Orlando (-81%), Los Angeles (-80%) và New York (-71%). Sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 liên tục ở các thành phố Hoa Kỳ, Brazil và các khu vực Mỹ Latinh sẽ cản trở sự phục hồi của hoạt động đầu tư trong các khu vực này. (Hình 2).

Nếu mức độ tầm soát, theo dõi và điều trị Covid-19 được cải thiện đúng như dự kiến vào nửa cuối năm 2020 thì niềm tin vào kinh doanh và hoạt động đầu tư cũng tăng theo. Giá cả và giá thuê rõ ràng hơn sẽ thu hút các nhà đầu tư tìm mong có mức chiết khấu tốt tham gia trở lại vào thị trường.

Khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA)

Khối lượng đầu tư của EMEA giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 48 tỷ USD trong quý 2 – sự sụt giảm ít nghiêm trọng hơn nhiều so với xu hướng giảm ở các khu vực khác trên thế giới. Khối lượng đầu tư của EMEA chiếm 44% tổng khối lượng đầu tư toàn cầu trong quý 2 (so với tỷ trọng trung bình là 33% trong năm rồi). Sự sụt giảm trong Quý 2 của EMEA đã được bù đắp hoàn toàn bằng mức tăng kỷ lục trong Quý 1 năm nay, dẫn đến khối lượng đầu tư 6 tháng 2020 tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

Những bất ổn kinh tế sẽ tiếp tục kìm hãm đầu tư vào năm 2020 nhưng các dấu hiệu phục hồi đã xất hiện vào tháng Sáu. Các lĩnh vực công nghiệp (-34%) và nhiều hộ gia đình (-29%) vẫn hấp dẫn, với tổng thu nhập công nghiệp cốt lõi dự kiến ​​đạt mức thấp kỷ lục. Các tài sản văn phòng có giá trị gia tăng nhiều khả năng được định giá lại. Đầu tư bán lẻ chỉ giảm 23%, mức giảm thấp hơn mức dự kiến ​​về khối lượng đầu tư so sánh với cùng kỳ năm trước nhờ các thương vụ mua bán với giá trị và biên độ lớn ở Đức và Pháp. Khối lượng đầu tư vào khách sạn giảm 83% xuống mức thấp nhất hàng quý trong gần một thập kỷ.

Mức sụt giảm khối lượng đầu tư quý 2 ở Đức (-20%), Hà Lan (-23%) và Ba Lan (-22%) tương đối ít nghiêm trọng hơn so với cùng kỳ năm ngoái và so với phần còn lại của châu Âu. Thụy Sĩ (+ 174%) đi ngược lại xu hướng và tăng gần gấp đôi khối lượng đầu tư so với cùng kỳ năm ngoái, một phần lớn là do Tập đoàn Central Group của Thái Lan và Signa của Áo mua lại chuỗi cửa hàng bách hóa Globus của Thụy Sĩ. Anh (-56%), Pháp (-57%) và Thụy Điển (-45%) bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và ghi nhận sự sụt giảm mạnh về khối lượng đầu tư trong quý 2. Khi các nền kinh tế châu Âu bắt đầu mở cửa trở lại theo từng giai đoạn, dự kiến hoạt động đầu tư sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2020.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC)

Khối lượng đầu tư của APAC đã giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn gần 18 tỷ USD trong quý 2, đây là mức tổng khối lượng đầu tư hàng quý thấp nhất kể từ năm 2012. Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc, Nhật Bản và Úc, và làn sóng lây nhiễm đầu tiên đang diễn ra ở Ấn Độ làm dấy lên mối quan ngại về triển vọng kinh tế của khu vực và kéo dài thời gian phục hồi của hoạt động đầu tư.

Theo xu hướng toàn cầu, khối lượng đầu tư vào khu công nghiệp của APAC trong quý 2 chỉ giảm 17% so với cùng kỳ năm trước và giảm 8% trong 6 tháng đầu năm. Khối lượng đầu tư văn phòng, chiếm 56% tổng số giao dịch tại APAC trong quý 2, giảm 46% do các nhà đầu tư chuyển sang các giao dịch nhỏ hơn hoặc sở hữu một phần vào các bất động sản giá trị cao. Lĩnh vực bán lẻ và khách sạn vẫn chịu áp lực và báo cáo mức tổng thu hàng quý thấp nhất kể từ cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu. Tuy nhiên, sự quan tâm của các nhà đầu tư đã cải thiện đối với bất động sản bán lẻ mảng nhà ở. Tại khu vực Thái Bình Dương, các nhà đầu tư nội địa tỏ ra quan tâm đến các bất động sản bán lẻ lớn có hợp đồng thuê dài hạn từ những người thuê mặt bằng.

Trong số ba khu vực, APAC có mức giảm khối lượng đầu tư theo quý nhỏ nhất trong Quý 2, ở mức -23%. Đã có những giao dịch lớn ở Úc (-21%) và Hàn Quốc (-36%) đã giúp kiềm hãm tốc độ sụt giảm về khối lượng đầu tư trong khu vực này. Trung Quốc (-49%), Nhật Bản (-48%) và Singapore (-57%) sụt giảm nghiêm trọng hơn do hoạt động tại các thị trường cửa ngõ như Tokyo và Bắc Kinh giảm. Các nhà đầu tư tỏ ra sẵn sàng tham gia lại thị trường nếu được giảm giá.

Dự báo bất động sản thương mại toàn cầu năm 2020

Dự báo đầu tư toàn cầu cả năm của CBRE đã được điều chỉnh giảm nhẹ xuống -38% từ -32% do sự bùng phát trở lại của các ca nhiễm COVID-19 ở châu Mỹ có thể khiến phục hồi kinh tế bị trì hoãn. Sự hồi phục của hoạt động đầu tư trên toàn cầu dự kiến vẫn sẽ bắt nguồn trước cuối năm do sự cải thiện chung trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19.


Theo: World Property Journal

Dịch tiếng Việt: BeInvestor.net

New York Office
bottom of page