top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png

Tóm lượt những điều cần biết về Hội nghị Thượng đỉnh G7

Các nhà lãnh đạo của nhóm G7 tổ chức 1 Hội nghị thượng đỉnh ở UK. Chương trình nghị sự dự kiến sẽ bao gồm các vấn đề về khí hậu, thương mại, sự hồi phục từ tác động của đại dịch Covid-19, cũng như mối quan hệ Nga-Trung.

Từ thứ Sáu đến Chủ Nhật tuần này, lãnh đạo của nhóm 7 nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới sẽ có một hội nghị tại Cornwall, phía Tây Nam nước Anh để thảo luận về các thách thức chung, từ đại dịch, vaccine đến biến đổi khí hậu và "đảm bảo rằng tất cả mọi người ở khắp mọi nơi có thể hưởng lợi từ chính sách mở cửa thương mại, đổi mới công nghệ và khám phá khoa học" - trích lời chính phủ Anh.


Đây là Hội nghị Thượng đỉnh G7 trực tiếp đầu tiên sau gần 2 năm. Nước Anh muốn các nhà lãnh đạo "nắm bắt cơ hội để xây dựng trở lại tốt hơn kể từ sau Corona virus, đoàn kết lại nhằm làm cho tương lai công bằng, xanh và thịnh vượng hơn."


Thành phần tham dự

Hội nghị này được xem là một trong số ít các diễn đàn nơi các quốc gia có ảnh hưởng nhất thế giới và các nền kinh tế tiên tiến được tập hợp để thảo luận một cách chặt chẽ.

Những tên tuổi lớn tại hội nghị chắc chắn là các nhà lãnh đạo của G-7, bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ. Hội đồng Châu Âu và Ủy ban Châu Âu cũng góp mặt. Năm nay, Úc, Ấn Độ và Hàn Quốc được mời tham dự với tư cách là các quốc gia khách mời và cũng "để nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm cho hội nghị" - chính phủ UK cho biết.


Địa điểm tổ chức Hội nghị

Năm nay, UK, hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của G7 đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần này. Hội nghị năm nay được tổ chức tại thị trấn ven biển Carbis Bay ở Cornwall, khu vực tây nam và là một điểm đến nghỉ dưỡng nổi tiếng của UK.


Bất chấp việc sở hữu bờ biển đẹp và vùng nông thôn làm bối cảnh cho Hội nghị, Cornwall là một trong những vùng nghèo nhất ở UK và phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và du lịch theo mùa. Tỷ lệ thất nghiệp tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn đại dịch và chính phủ UK đã cam kết đầu tư dài hạn trị giá hàng triệu bảng Anh vào khu vực như một phần của di sản của G7. Nhiều ý kiến kỳ vọng sự kiện danh giá này và tăng trưởng du lịch trong tương lai sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng khoảng 50 triệu bảng Anh (khoảng 70,5 triệu USD) cho Conrnwall.


Những điểm chính của hội nghị

UK đang tổ chức G7 vào một thời điểm quan trọng đối với thế giới khi các nền kinh tế lớn cố gắng tiêm chủng nhằm thoát khỏi đại dịch và trở lại giải quyết các vấn đề quan trọng và cấp bách khác, chẳng hạn như thúc đẩy thương mại tự do và chống biến đổi khí hậu trước Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc vào tháng 11 mà UK cũng sẽ đăng cai.


Tại hội nghị thượng đỉnh G-7 năm 2021, UK hy vọng đoàn kết nhóm theo khẩu hiệu "xây dựng trở lại tốt hơn" sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Nó muốn G-7 làm điều này bằng cách:

Dẫn đầu sự phục hồi toàn cầu khỏi Covid-19 đồng thời tăng cường khả năng phục hồi của chúng ta đối với các đại dịch trong tương lai (UK cũng dự kiến sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo G7thực hiện cam kết cụ thể nhằm tiêm chủng Covid-19 toàn thế giới vào năm 2022).

Thúc đẩy sự thịnh vượng trong tương lai của chúng ta bằng cách ủng hộ thương mại tự do và công bằng.

Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học của hành tinh.

Đề cao các giá trị chung.


Mối quan hệ Nga-Trung cũng được xem là chủ đề thảo luận tại G7 trong bối cảnh bất bình không ngừng về các hành động gây bất ổn của Nga (và triển vọng có thêm các lệnh trừng phạt đối với quốc gia này) và các chính sách thương mại của Trung Quốc.


Cả hai quốc gia có khả năng sẽ tham gia thảo luận tại các hội nghị thượng đỉnh khác theo sau G7: Cuộc họp của các đồng minh NATO tại Brussels. Hội nghị thượng đỉnh EU-Hoa Kỳ vào thứ Hai vào thứ Ba và sau đó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ đến Geneva để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào thứ Tư.


Liệu sẽ có bất kỳ động thái nào không?

Giống như các cuộc họp lớn khác của các nhà lãnh đạo thế giới, hội nghị thượng đỉnh G-7 thường có thể bị chỉ trích là một hội nghị chỉ có nói về sự thay đổi mà sau đó không bao giờ thành hiện thực.


Sự vắng mặt của Trung Quốc và Nga (vốn ban đầu bị đình chỉ khỏi nhóm, rồi sau đó tự rời đi, sau đợt sáp nhập Crimea vào năm 2014) cũng dẫn đến các lời chỉ trích rằng nhóm này đã loại trừ các quốc gia vốn nên tham gia vào việc ra quyết định các vấn đề thế giới.


Những người khác hào phóng hơn với hình thức này cho rằng đây là cơ hội để thảo luận và đưa ra quyết định về hành động và hợp tác tập thể toàn cầu.


Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bảo vệ hình thức này trước hội nghị với nhận xét "với tư cách là nhóm các quốc gia dân chủ nổi bật nhất, G7 đã từ lâu là chất xúc tác cho các hành động quốc tế quyết định để giải quyết những thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt."


Ông nói trong một tuyên bố: “Từ việc hủy bỏ các khoản nợ của các quốc gia đang phát triển đến việc chúng ta cùng lên án về việc Nga sáp nhập Crimea, thế giới đã hướng tới G7 để áp dụng các giá trị chung và sức mạnh ngoại giao của chúng ta nhằm tạo ra một hành tinh cởi mở và thịnh vượng hơn”.


Coronavirus chắc chắn là lực lượng hủy diệt lớn nhất mà chúng ta từng thấy trong nhiều thế hệ và là thử nghiệm lớn nhất về trật tự thế giới hiện đại mà chúng ta từng trải qua. Điều đúng duy nhất là chúng ta tiếp cận thách thức để xây dựng trở lại tốt hơn bằng cách đoàn kết với tinh thần cởi mở để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.

Theo: CNBC

New York Office
bottom of page