top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png

Thuế toàn cầu: 136 quốc gia thực hiện thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu.

Hơn 130 quốc gia đã cùng nhau thiết lập một hiệp định thuế doanh nghiệp toàn cầu mới. Thỏa thuận, được công bố vào thứ Sáu, yêu cầu mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% đối với các công ty đa quốc gia có doanh thu lớn nhất.


Hơn một trăm quốc gia đã cùng nhau thiết lập mức thuế doanh nghiệp tối thiểu quốc tế, ành hường đến các công ty hàng đầu như Google và Facebook.

Kế hoạch này được đưa ra nhằm ngăn chặn các công ty khổng lồ trốn ở các quốc gia có thuế suất thấp. Thỏa thuận này cũng sẽ cho phép một số quốc gia đánh thuế các công ty ở các khu vực khác trên thế giới kiếm tiền thông qua bán lẻ trực tuyến và các phương pháp khác.


Thỏa thuận được quyết định giữa 136 quốc gia chiếm 90% nền kinh tế toàn cầu. Nó được công bố bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( Organization for Cooperation and Economic Development - OECD), tổ chức chủ trì các cuộc họp dẫn đến quyết định. OECD cho biết một số quyết định, như mức thuế tối thiểu, có thể mang lại 150 tỷ USD cho các quốc gia trên thế giới.


“Thỏa thuận của hôm nay đại diện một thành tựu trong thế hệ về ngoại giao kinh tế,” Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết trong một tuyên bố. Bà nói thêm rằng nó sẽ ngăn chặn một "cuộc chạy đua đến đáy" nơi các quốc gia cạnh tranh để có được sự hiện diện của các tập đoàn ở quốc gia của họ với mức thuế thấp hơn. Bà nói: “Thay vì cạnh tranh về khả năng đưa ra tỷ lệ doanh nghiệp thấp, nước Mỹ sẽ cạnh tranh dựa trên kỹ năng của người lao động và năng lực đổi mới của chúng tôi, đó là một cuộc đua mà chúng tôi có thể giành chiến thắng”.

Nhưng thỏa thuận vẫn chưa có hiệu lực. Hoa Kỳ sẽ cần phải thông qua luật thuế liên quan do Tổng thống Joe Biden đề xuất, điều này rất quan trọng cho toàn bộ nỗ lực vì Hoa Kỳ là trụ sở chính của phần lớn các công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới. Nếu Quốc hội bác bỏ đề xuất, toàn bộ dự án có thể rơi vào tình trạng không chắc chắn. Một số công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ, như Google và Amazon, đã công khai chấp nhận dự án của OECD. Các thỏa thuận một phần hấp dẫn các công ty vì các quốc gia sẽ phải rút thuế dịch vụ kỹ thuật số riêng lẻ để đánh thuế các công ty theo kế hoạch toàn cầu. Điều đó cũng có nghĩa là các công ty sẽ chỉ phải tham gia vào một hệ thống thuế quốc tế thay vì nhiều hệ thống thuế duy nhất cho mỗi quốc gia. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết: “Hiệp định này mở ra con đường cho một cuộc cách mạng thuế thực sự cho thế kỷ 21. “Cuối cùng, những gã khổng lồ kỹ thuật số sẽ trả phần thuế vừa phải của họ ở các quốc gia - bao gồm cả Pháp - nơi họ sản xuất. Một số quốc gia không thích hiệp định này và đã từ chối tham gia. Các nước đang phát triển như Nigeria, Kenya, Sri Lanka và Pakistan đã từ chối tham gia dự án. Những người ủng hộ chống đói nghèo và thuế, những người đã phân tích hiệp định đã nhận thấy rằng nó sẽ mang lại lợi ích phần lớn cho các nước vốn đã giàu có và ít có lợi hơn cho các nước đang phát triển phụ thuộc vào thuế doanh nghiệp.


Nguồn Greekreporter

BeInvestor - dịch

New York Office
bottom of page