top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png

Báo cáo cho thấy Hy Lạp có thể quay lại tốc độ tăng trưởng tích cực hơn vào năm 2021

Trong một báo cáo quý về tình hình phát triển kinh tế của quốc gia này, giáo sư Panagiotis Liargovas, chủ tịch Trung tâm Kế hoạch và Nghiên cứu Kinh tế (CPER), cho biết chính phủ Hy Lạp sẽ phải giải quyết ba vấn đề cơ bản trong thời kỳ hậu Covid-19.

"Một điều chắc chắn trong cuộc chiến giữa con người và đại dịch là con người sẽ thắng thế. Khi điều này xảy ra, đại dịch sẽ giống như một dấu ngoặc đơn gây ấn tượng mạnh đối với xã hội và kinh tế. Khi đó, chúng ta phải tiếp tục công việc của mình và giải quyết ba vấn đề cơ bản, những thách thức đối với đất nước: đó là năng suất, nhân khẩu học và thể chế," Liargovas nói.

Ông nhấn mạnh rằng sự thiếu hụt về năng suất được quy cho tình thế khó khăn do đất nước bị mất động lực bởi cam kết thặng dư căn bản cao. Ông lưu ý: “Cứ tiếp tục như vậy, người dân Hy Lạp sẽ trở nên nghèo hơn và đất nước sẽ bị tụt hạng về thu nhập”.

Vấn đề nhân khẩu học rất nghiêm trọng, dân số giảm nhanh kể từ năm 2010 chủ yếu do người trẻ di cư ra nước ngoài (hiện tưởng chảy máu chất xám). Sau năm 2020, số người về hưu dự kiến sẽ tăng mạnh, khiến Hy Lạp trở thành quốc gia già thứ hai trong EU.

Thách thức về thể chế đề cập đến chất lượng quản lý của nhà nước, hệ thống pháp luật bình ổn chính trị, hiệu quả của nền hành chính dân sự và chống tham nhũng.

CPER cũng chỉ ra rằng những bất ổn liên quan đến làn sóng thứ hai của đại dịch đã được phản ánh trong dự thảo kế hoạch ngân sách năm 2021 được chính phủ trình Quốc hội. Báo cáo này cũng bổ sung rằng nền kinh tế Hy Lạp có thể dần dần phục hồi và trở lại mức tăng trưởng tích cực hơn vào năm 2021.


Chú thích: Thặng dư (thâm hụt) căn bản của một quốc gia đề cập đến thành phần của thặng dư (hoặc thâm hụt) tài khóa, bằng cách lấy chi tiêu của chính phủ hiện tại trừ đi thu nhập vãng lai từ thuế và không bao gồm lãi trả cho nợ chính phủ. Nếu một quốc gia có mức thu nhập lớn hơn so với chi tiêu hiện tại, thì quốc gia đó được cho là có thặng dư; ngược lại nếu quốc gia đó có mức chi tiêu vãng lai lớn hơn so với thu nhập thì quốc gia đó bị thâm hụt.


Nguồn: The National Herald

Dịch tiếng Việt: BeInvestor


New York Office
bottom of page