24.370 cá nhân được phép từ bỏ quốc tịch Việt Nam để đề nghị cấp hộ chiếu nước ngoài trong giai đoạn 2016 - 2020.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết trong báo cáo thẩm tra trình Quốc hội hôm thứ Hai như sau: Đài Loan là quốc gia có số lượng công dân Việt Nam xin nhập quốc tịch nhiều nhất (10.245 người), tiếp theo là Đức (9.924 người) và Hàn Quốc (1.418 người).
Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác mà công dân Việt Nam tìm cách nhập quốc tịch mới bao gồm Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông, Na Uy, Hà Lan và Hoa Kỳ.
Báo cáo cũng cho biết 1.598 công dân nước ngoài và người không quốc tịch đã được nhập quốc tịch Việt Nam trong 5 năm qua. Lào là quốc gia có số lượng công dân xin nhập quốc tịch Việt Nam cao nhất với 1.443 người.
Việt Nam là một trong những quốc gia chỉ chấp nhận chế độ một quốc tịch, có nghĩa là những người muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam phải từ bỏ quốc tịch hiện tại của họ và ngược lại, trừ trường hợp họ là cha / mẹ / con của công dân Việt Nam, hoặc đã những đóng góp đặc biệt cho sự phát triển của đất nước Việt Nam. Trong một số trường hợp đặc biệt, một người có thể mang hai quốc tịch khi được Chủ tịch nước Việt Nam cho phép.
Số liệu chính thức cho biết mỗi năm gần 100.000 công dân Việt Nam rời Việt Nam để đến sống ở các quốc gia phát triển hơn. Một xu hướng rõ ràng là ngày càng có nhiều nhà đầu tư Việt Nam và các gia đình giàu có quyết định di cư, chuyển ra nước ngoài sinh sống, bất chấp chi phí sinh hoạt cao hơn, khác biệt văn hóa, bất đồng ngôn ngữ và các yêu cầu xin visa phức tạp.
Tính đến năm ngoái, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đạt 5,3 triệu người.
Trong số này, khoảng 300.000 người tham gia trực tiếp vào phát triển khoa học và công nghệ, Bộ Ngoại giao cũng cho biết Việt Nam cần chuyên môn của họ tại quê hương.
Một số chuyên gia bày tỏ lo ngại về tình trạng chảy máu chất xám có thể xảy ra từ xu hướng người Việt Nam lựa chọn định cư ở các nước khác ngày càng gia tăng.
Theo: VNexpress
BeInvestor.net dịch
Comments