Chúng ta đã quen nói về những điểm tiêu cực của nền kinh tế Hy Lạp, nhưng cũng cần ghi nhớ rằng nền kinh tế Hy Lạp đã đạt được nhiều thành tựu trong suốt một thập kỷ vừa qua.

Mức thâm hụt cơ bản 24 tỷ euro vào năm 2009 đã giảm xuống còn 6 tỷ vào năm 2011, mức thâm hụt này được xóa sổ vào năm 2013 và sau đó chuyển thành thặng dư, các thành tựu vượt mức biên bản ghi nhớ một cách đáng kể bất chấp các nghi ngờ thường trực về thể chế và áp lực của việc liên tục phải thực hiện các biện pháp mới nhưng không cần thiết. Thành tựu thực tế vượt mục tiêu đặt ra từ năm 2015 đến 2019 là 7,2 đơn vị GDP. Một điều hấp dẫn là phần lớn sự điều chỉnh tăng chưa từng có tiền lệ trên quốc tế này đến từ chi phí. Từ năm 2009 đến năm 2019, mức thâm hụt sơ cấp 24 tỷ chuyển thành thặng dư 6,6 tỷ, mức điều chỉnh (tăng) 30,6 tỷ do chi phí giảm 33,6 tỷ và thu nhập giảm 3 tỷ. Do đó, thặng dư kinh tế không hề sinh ra từ việc thu thuế nặng, điều góp phần tạo ra nền kinh tế đen, mà là bất chấp điều đó. Đó cũng không phải là nguyên nhân khiến đầu tư công vào vốn cố định giảm đáng kể. Các chính phủ Hy Lạp trong giai đoạn 2013 – 2019 đã không thành công trong việc ngăn chặn sự sụt giảm lớn của các khoản đầu tư công vì họ không thể huy động cơ chế nhà nước sẽ thiết kế và triển khai các khoản đầu tư này, do đó mức tăng GDP bị hạn chế. Nếu đạt được đều này, thặng dư có thể còn cao hơn.
Chỉ số năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Hy Lạp đã giảm 31% từ năm 2000 đến năm 2009 do chính sách không kiểm soát được các lợi ích phát sinh từ việc vay rẻ từ nước ngoài và dẫn đến gia tăng nhu cầu trong nước, giá cả và tiền lương tương đối và nhập khẩu cũng tăng. Đây là lý do gây ra tất cả những điều này, chứ không phải là áp lực được cho là đến từ công đoàn, cũng như nỗi lo ngại của những nhà sử dụng lao động về những “bất ổn” giữa những người lao động. Chỉ số cạnh tranh sau đó phục hồi 20% tính đến năm 2019, về lý thuyết là đã bù đắp mức sụt giảm trước đó, dẫn đến xuất khẩu của Hy Lạp tăng thêm 18 tỷ (mức tăng 36%) tính đến 2019, điều này xóa đi sự thâm hụt cán cân thanh toán đã vượt quá 32 tỷ kể từ năm 2007.
Nền kinh tế Hy Lạp, bên cạnh chính sách lội ngược dòng quá mức áp đặt vào việc áp dụng bản ghi nhớ và bên cạnh xu hướng 'chuyển hướng' tạm thời, đã thể hiện một tiến bộ đáng kể và khá có hệ thống nhờ việc tăng cường khả năng hướng ngoại. Như đã được đề cập chính xác trong Báo cáo của Pisaridi, tổng giá trị gia tăng của các lĩnh vực hướng ngoại của đất nước đang không ngừng tăng lên, trong khi các lĩnh vực hướng nội liên tục giảm kể từ năm 2010 cho đến nay. Tiến triển này, ở một mức độ đáng kể, là do hiệu quả đáng kinh ngạc của ngành du lịch –tổng thu nhập đạt 132 tỷ đồng trong giai đoạn 2010 - 2019 – nhờ sự hỗ trợ của Hàng hải, trong khi các lĩnh vực hướng ngoại khác vẫn còn yếu, mặc dù các lĩnh vực khác cũng đã đáp ứng mọi yêu cầu về việc nâng cao trình độ cạnh tranh hiệu suất quốc tế của mình.
Tất cả các thành công nêu trên đạt được trong một khoản thời gian ngắn như vậy thực sự là chưa từng có và đáng lưu ý trên phạm vi toàn cầu.

Sự cải thiện về năng suất và GDP đã tốt hơn nhiều trong 5 năm qua so với ấn tượng từ dữ liệu thống kê chính thức. Nếu không, chúng ta sẽ không thể giải thích được việc tăng thêm 400.000 việc làm từ năm 2013 đến năm 2019, trong khi số lượng việc làm được trả lương đang tăng trung bình 125.000 mỗi năm. Tỷ lệ việc làm đã tăng 2% mỗi năm ngay cả trong năm 2015 và 2016, khi dữ liệu chính thức cho thấy nền kinh tế suy thoái và trong những năm sau đó, tỷ lệ việc làm tăng với tốc độ nhanh hơn GDP. Thực tế này, cùng với sự gia tăng ấn tượng của ngoại thương, cho thấy hoạt động kinh tế và năng suất tốt hơn so với các dữ liệu tính toán chính thức. Bằng cách này, kể từ khoảng giữa thập kỷ trước, đất nước Hy Lạp đã bước vào con đường phục hồi có hệ thống và đảo ngược những hậu quả xã hội to lớn của tình trạng thất nghiệp bùng nổ do khủng hoảng nợ / vỡ nợ, chính trị trừng phạt mà các đối tác của chúng ta đã áp đặt, nền kinh tế hướng nội đã gia tăng trong thập kỷ qua, và sự thiếu đồng thuận chính trị đã góp phần đáng kể vào việc kéo dài thời gian phục hồi.
Những thành tựu đạt được trong một khoản thời gian ngắn như vậy thực sự là vô tiền khoáng hậu và đáng chú ý trên phạm vi toàn cầu và là do những cải cách sâu rộng trong thập kỷ qua với chi phí xã hội khổng lồ và không cần thiết đối với hàng trăm nghìn gia đình. Nhưng chúng đã dẫn đến sự khởi đầu của một cuộc cải cách kinh tế có hiệu quả, có hệ thống, dẫn đến sự phát triển, nói cách khác, về khả năng sản xuất của xã hội, về mặt kinh tế chính trị. Ngày nay quốc gia này có hàng trăm công ty vừa và nhỏ định hướng xuất khẩu với sự năng động vượt trội và lực lượng lao động có trình độ cao nhất, đặc biệt là giới trẻ của Hy Lạp. Đây không chỉ là tuyên bố của các nhà đầu tư nước ngoài, mà còn của hàng nghìn doanh nghiệp ngoại quốc đã tận dụng và thuê gần 500.000 thanh niên nhập cư, hoàn toàn không giống với những phàn nàn của các doanh nghiệp trong nước về về “thiếu lực lượng lao động phù hợp”. Những kết quả và nguồn nhân lực giá trị này phải tồn tại sau hậu quả của đại dịch. Đây phải là ưu tiên của chính sách kinh tế trong vài tháng tới cùng cuộc chiến chống lại những bất bình đẳng mới. Điều kiện tiên quyết để chúng ta không từ bỏ là bảo tồn mức độ tín nhiệm quốc tế của đất nước, nói cách khác là sự ổn định về ngân sách và việc chúng ta quay lại mức thặng dư ngân sách sơ cấp vừa phải nhưng đủ, điều này cũng cần thiết cho việc củng cố và hiện đại hóa hệ thống tài chính. Mặc dù vậy, có lẽ khả năng tiếp cận về mặt tài chính vào thị trường của 70 triệu dân láng giềng vốn được thiết lập trước cuộc khủng hoảng thông qua việc mở rộng hệ thống ngân hàng của Hy Lạp đến khu vực Balkan là khó có thể khôi phục được. Đây là ảnh hưởng nặng nề nhất về mặt tài chính đối với Hy Lạp.
Thặng dư không có nghĩa là "thắt lưng buộc bụng". Mức tăng chi tiêu và thu ngân sách công hàng năm, thấp hơn một chút so với mức tăng của GDP, có thể tạo ra một số không gian tài chính rất quan trọng cho các chính trị gia trong thập kỷ này. Hệ thống bảo hiểm xã hội, bên cạnh sự 'bùng nổ của chủ nghĩa cảm tính' trong bầu cử và các quyết định tư pháp, đã đi vào con đường ổn định và khả năng tồn tại của nó có thể được cải thiện hơn nữa, nếu việc khấu trừ thêm các khoản đóng góp và sự ra đời của hệ thống vốn hóa công trên lương hưu bổ sung diễn ra một cách cẩn trọng và dần dần khi nền kinh tế bắt đầu phát triển ổn định trở lại sau đại dịch.
Nợ công đúng là điều mà chúng ta nên lo lắng, nhưng gánh nặng này không chỉ được xác định bởi tỷ trọng của nó trong GDP mà phần lớn còn được xác định bởi nhu cầu vay của chính phủ trong thập kỷ này gắn với sự ủy thác đối với nền kinh tế Hy Lạp và nền tài chính của nó, thể hiện qua lãi suất cho vay của năm 2020. Sự tham gia của ECB là quan trọng và cần thiết nhưng việc giảm lãi suất cho vay đã bắt đầu sớm hơn nhiều khi Hy Lạp đang chứng minh quyết tâm tài chính của mình qua từng năm.
Cơ hội lớn mà các nguồn tài chính mới của Châu Âu mang lại, sự tiến bộ trong hiện đại hóa khu vực công, trong Tư pháp, trong tính cạnh tranh của thị trường, trong hệ thống giáo dục, thuế, y tế công cộng, trong an sinh xã hội, đổi mới, trong môi trường và trong tất cả các lĩnh vực khác được công nhận rộng rãi, có thể đẩy nhanh tiến độ tiến lên một bước nữa của Hy Lạp.
Comments