Chương trình thí điểm có thể tác động đáng kể đến ngành chứng khoán Trung Quốc.
Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc là một trong hai ngân hàng lớn sở hữu chứng khoán riêng ở Trung Quốc. Ảnh: pei-architects.
Các cơ quan quản lý của Trung Quốc đang lên kế hoạch cho một thử nghiệm có thể phá vỡ bức tường ngăn cách các ngân hàng và công ty chứng khoán trong vòng 25 năm qua. Rào cản này được đưa ra lần đầu tiên nhằm kiểm soát rủi ro giữa các bộ phận khác nhau của hệ thống tài chính.
Theo hãng truyền thông Tài Tân, ít nhất hai ngân hàng thương mại nhà nước lớn có thể được Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc cấp giấy phép chứng khoán để kiểm tra vùng biển. Chương trình ban đầu sẽ liên quan đến việc cho phép người cho vay chỉ cung cấp các hoạt động ngân hàng đầu tư thay vì đầy đủ các dịch vụ chứng khoán, bao gồm quản lý tài sản, giao dịch cổ phiếu độc quyền và cho phép khách hàng mua và bán cổ phiếu.
Ngày nay, nhiều nền kinh tế lớn của thế giới gần như đã dỡ bỏ rào cản giữa ngân hàng và chứng khoán, mặc dù đã có những hạn chế trong quá khứ. Ở Trung Quốc, Luật Ngân hàng Thương mại 1995 áp dụng lệnh cấm các nhà cho vay thương mại liên quan đến các hoạt động như bảo lãnh phát hành công khai ban đầu và tư vấn về sáp nhập và mua lại. Mục đích là để ngăn chặn xung đột lợi ích giữa hoạt động ngân hàng và chứng khoán, nhằm giảm thiểu rủi ro khủng hoảng từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, lệnh cấm này không cắt đứt tất cả các mối quan hệ giữa ngân hàng và chứng khoán. Một số tập đoàn tài chính bao gồm Citic Group, China Everbright Group, China Merchants Group và Ping An Insurance Group Co. của Trung Quốc… được phép sở hữu các ngân hàng, công ty chứng khoán và bảo hiểm. Mặc dù, các công ty này được điều hành riêng.
Ngoài ra, các ngân hàng lớn thuộc sở hữu nhà nước được phép thiết lập hoạt động chứng khoán tại Hồng Kông. Tuy nhiên, họ không thể kinh doanh ở Trung Quốc.
Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc và ngân hàng Phát triển Trung Quốc là hai ngân hàng có đặc quyền sở hữu công ty chứng khoán riêng tại Trung Quốc. Các ngân hàng này được phép bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng, nhưng họ không được bảo lãnh cho bất kỳ giao dịch nào liên quan đến cổ phiếu.
Sự tăng trưởng trong nền kinh tế và tài chính của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua đã khiến các cơ quan quản lý chịu áp lực ngày càng tăng nhằm loại bỏ các hạn chế. Ngoài ra, việc mở cửa thị trường vốn trong nước cho các ngân hàng đầu tư quốc tế như Goldman Sachs và UBS đã tiếp thêm nhiên liệu cho lời kêu gọi thay đổi quy định.
Bước ngoặt mới
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 11.2017 đã mở ra một bước ngoặt mới trong lĩnh vực tài chính. Các biện pháp bao gồm bãi bỏ giới hạn đối với quyền sở hữu liên doanh chứng khoán của các tổ chức nước ngoài. Hạn chót để loại bỏ các quy định này được ấn định vào năm 2021. Tuy nhiên, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố rút ngắn thời hạn loại bỏ các quy định xuống còn ngày 1.4.
Các ngân hàng của Trung Quốc đã lớn mạnh hơn nhiều so với hai thập kỷ trước. 4 ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc gồm Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Nhà nướcTrung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc - nằm trong top 10 ngân hàng hàng đầu thế giới về tài sản. Ủy ban ổn định tài chính, một cơ quan quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu đã đánh giá các ngân hàng này cũng nằm trong danh sách 30 ngân hàng quan trọng có quy mô toàn cầu.
Tuy nhiên, các công ty chứng khoán của Trung Quốc vẫn còn khá nhỏ so với các ngân hàng Trung Quốc. Các đối thủ nước ngoài của họ như UBS, Goldman Sachs, Morgan Stanley và Credit Suisse AG, tất cả đều giành được sự chấp thuận theo quy định để nắm quyền sở hữu đa số các liên doanh Trung Quốc. Các ngân hàng đầu tư lớn nhất của Trung Quốc như Chứng khoán Citic, Guotai Junan Securities, GF Securities và Haitong Securities đã không lọt vào danh sách top 10 ngân hàng đầu tư hàng đầu toàn cầu theo doanh thu.
Dữ liệu từ công ty môi giới Huatai Securities năm 2018 cho thấy, tổng doanh thu của các công ty môi giới trong nước từ hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư tại Trung Quốc là 37 tỉ nhân dân tệ (5,2 tỉ USD). Riêng Ngân hàng Đầu tư Goldman Sachs thu về 54 tỉ nhân dân tệ từ hoạt động đầu tư toàn cầu. Mặc dù thị phần kết hợp của các công ty chứng khoán nước ngoài ở Trung Quốc rất nhỏ, nhưng với khả năng điều hành vượt trội và chuyên môn sâu hơn của họ về thị trường vốn và quản lý rủi ro đang làm tăng mối lo ngại cho các công ty trong nước. Họ cho rằng không thể cạnh tranh dài hạn.
Theo báo cáo hàng năm của hãng Tài Tân, vào năm ngoái, 36 ngân hàng niêm yết ở Trung Quốc đã kiếm được tổng lợi nhuận ròng 1,67 nghìn tỉ nhân dân tệ, trong khi lợi nhuận ròng của 37 công ty chứng khoán niêm yết là khoảng 101,7 tỉ nhân dân tệ. Dữ liệu từ Hiệp hội Chứng khoán Trung Quốc cho thấy, lợi nhuận ròng của 133 công ty chứng khoán tại Trung Quốc năm 2019 là 123,1 tỉ nhân dân tệ và tổng tài sản của họ đạt 7,26 nghìn tỉ nhân dân tệ. Riêng ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) - ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc dựa trên tài sản - đã chứng kiến lợi nhuận ròng đạt 313,4 tỉ nhân dân tệ và tổng tài sản của công ty đạt 30,1 nghìn tỉ nhân dân tệ vào năm ngoái.
Hầu hết các công ty chứng khoán trong nước đều ở vị thế yếu hơn để đối đầu với các đối thủ nước ngoài. Tuy nhiên, các ngân hàng với quy mô và năng lực tài chính có vẻ là một sự đánh cược tốt hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chính phủ chấp nhận cho phép các ngân hàng tham gia kinh doanh chứng khoán. Điều này sẽ khuyến khích sự phát triển của các công ty chứng khoán “hàng đầu” có thể cạnh tranh hiệu quả hơn ở thị trường nội địa.
Tổng doanh thu của các công ty môi giới Trung Quốc từ hoạt động kinh doanh đầu tư trong nước là 5,2 tỉ USD. Ảnh: Reuters.
Thay đổi các quy tắc
Năm 2018, ICBC đã đệ trình lên Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) để thành lập công ty con chứng khoán sở hữu 100% vốn đăng ký. Công ty này cung cấp đầy đủ các dịch vụ chứng khoán. Điều này sẽ đẩy lùi vị trí của Citic Securities - công ty môi giới lớn nhất về tài sản - vốn đăng ký chỉ có 13 tỉ nhân dân tệ.
ICBC đã lên kế hoạch khoanh vùng công ty con chứng khoán của họ khỏi công ty mẹ về tài sản, nhân sự và thỏa thuận để bảo vệ và chống lại sự can thiệp. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì mối liên kết giữa hai bên trong vấn đề quản lý rủi ro.
Liệu ICBC có trở thành một trong những ngân hàng được chọn cho chương trình thí điểm này hay không thì điều này vẫn đang được thảo luận. CSRC cho biết, có nhiều cách khác nhau để phát triển các ngân hàng đầu tư chất lượng cao. “Bất kể cách tiếp cận nào được chọn sẽ không tác động lớn đến hiện trạng của ngành”.
Ban đầu, chương trình thí điểm của chính phủ sẽ hạn chế các ngân hàng trong một số ngành nghề kinh doanh thay vì “bật đèn xanh” để cung cấp đầy đủ các dịch vụ chứng khoán. Làm thế nào các ngân hàng được phép tổ chức và quản lý các công ty con? Điều này chưa được đề cập đến. một nhà phân tích đang đề xuất là họ nên có quyền tự chủ hoạt động để ngăn ngừa xung đột lợi ích và bảo vệ tiền của khách hàng.
Chương trình thí điểm có thể tác động đáng kể đến ngành chứng khoán Trung Quốc. Mặc dù lĩnh vực này bị chi phối bởi một vài công ty lớn, nhưng có hàng tá công ty môi giới trong khu vực đã rơi vào thời kỳ khó khăn do quản lý sai hoặc quá nhỏ để cạnh tranh.
Một khi các ngân hàng được phép tham gia kinh doanh chứng khoán, thời điểm tốt đẹp sẽ đến với các công ty chứng khoán. Cuối cùng, các công ty chứng khoán vừa và nhỏ có thể được mua bởi các ngân hàng.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng thành công không phải là điều chắc chắn đối với các ngân hàng ngay cả khi họ có túi tiền sâu. Để bắt đầu, họ sẽ phải dành thời gian và tiền bạc để xây dựng đội ngũ, chuyên môn và khả năng quản lý rủi ro. Họ cũng sẽ cần tăng cường năng lực cạnh tranh tài chính nếu không sẽ khó thu hút những nhà đầu tư thông minh.
Tuy các ngân hàng có nguồn lực khách hàng được xây dựng từ hoạt động cho vay, nhưng các công ty chứng khoán lại vượt trội về khả năng định giá sản phẩm, khả năng cạnh tranh và quản lý rủi ro trong kinh doanh đầu tư.
Nguồn: Tài Tin
Comments