Cục Dự Trữ Liên Bang đã đưa ra nhận rằng lạm phát có thể sẽ cao hơn và kéo dài hơn dự kiến nhưng thị trường đã trở nên tốt hơn dù đang trong thời đại dịch.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Jerome Powell cho rằng lạm phát có thể trở nên gay gắt hơn và kéo dài hơn so với dự đoán của ngân hàng trung ương.
Ông Powell, hoàn tất cuộc họp kéo dài hai ngày với các quan chức hàng đầu của Fed, đã trao đổi với phóng viên rằng mặc dù lạm phát có thể căng thẳng hơn so với mức đã được dự đoán trước đây, nhưng các dấu hiệu cho thấy nó sẽ lắng xuống trong tương lai và Fed vẫn chưa sẵn sàng bắt đầu đàm phán về việc tăng lãi suất trở lại để giảm thiểu việc tăng giá.
"Khi việc mở cửa trở lại diễn ra, sự tắc nghẽn, khó khăn trong việc tuyển dụng và các ràng buộc khác có thể tiếp tục hạn chế tốc độ điều chỉnh của việc cung cấp hàng hóa, làm tăng khả năng lạm phát có thể trở nên cao hơn và dai dẳng hơn chúng ta dự đoán", Powell nói trong một cuộc họp với báo chí chiều thứ Tư (28/7).
Fed trích dẫn rằng sự “Phát Triển” của nền kinh tế có thể dẫn tới việc giảm mua Trái Phiếu.
“Các chỉ số về dự đoán lạm phát dài hạn có vẻ phù hợp với mục tiêu lạm phát dài hạn là 2% của chúng tôi”. Ông tiếp tục chia sẻ “Nếu chúng tôi thấy các dấu hiệu cho thấy lộ trình lạm phát hoặc dự báo lạm phát dài hạn đang gia tăng liên tục và nhiều khả năng vượt quá mức thích hợp so với mục tiêu chúng tôi đã dự đoán, chúng tôi sẽ chuẩn bị để điều chỉnh lập trường của chính sách.”
Giá tiêu dùng tăng 5,4% trong năm kết thúc vào tháng 6, mức lạm phát cao nhất kể từ năm 2008, Bộ Lao động đã cho biết hồi đầu tháng. Con số này cao hơn nhiều so với dự đoán được đưa ra trước đó là 4,9%.
Fed đang đặt mục tiêu lạm phát duy trì ở mức 2% và toàn dụng lao động, họ cho biết rằng họ không lo ngại về việc lạm phát sẽ vượt quá mục tiêu đó miễn là nó sẽ giảm trở lại. Powell đã lưu ý hôm thứ Tư rằng lạm phát hiện tại “cao hơn hẳn” 2% và cũng nhấn mạnh rằng ông “hoàn toàn không có cảm giác hoảng sợ”.
Ngài Chủ Tịch nói rằng ngân hàng trung ương nhận thấy sự tăng trưởng giá hiện tại là do sự thúc đẩy từ phía cung cấp, vốn đang gặp khó khăn trong việc xử lý nhu cầu tăng đột biến khi xã hội Hoa Kỳ mở cửa lại sau đợt giãn cách do đại dịch COVID-19.
Fed tiếp tục giữ vững lãi xuất ở mức gần bằng 0.
Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed) hôm thứ Tư (28/7) đã giữ mức lãi suất chuẩn của mình gần bằng 0 và cho biết nền kinh tế tiếp tục phát triển bất chấp những lo ngại về sự lây lan của đại dịch.
Theo dự kiến, Ủy Ban Thị Trường Mở Liên bang (FOMC) đã kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày của mình bằng cách giữ lãi suất trong phạm vi mục tiêu từ 0 đến 0,25%.
Cùng với đó, ủy ban cho biết trong một tuyên bố được toàn thể đồng lòng thông qua rằng nền kinh tế vẫn tiếp tục “tăng trưởng”.
Bất chấp sự lạc quan về nền kinh tế, Chủ tịch Jerome Powell cho biết Fed sẽ không có khả năng xem xét tăng lãi suất.
“Cách tiếp cận của chúng tôi ở đây phải minh bạch hết mức có thể” Ông chia sẻ. "Chúng tôi thấy mình có một số vấn đề phải giải quyết để đạt được điều đó."
“Tiến độ phát triển đáng kể hơn nữa” về giải quyết lạm phát và việc làm là tiêu chuẩn mà Fed đã đặt ra trước khi thắt chặt chính sách, có nghĩa là làm chậm lại và kết quả mong đợi là ngừng hẳn việc mua trái phiếu hàng tháng và cuối cùng là tăng lãi suất... Tuyên bố chỉ lưu ý rằng “tiến bộ” đã đạt được và FOMC sẽ tiếp tục theo dõi các điều kiện để xem họ tiến gần với mục tiêu của Fed đến mức độ nào.
Tuy nhiên, khẳng định rằng "tiến bộ" đã đạt được đối với các mục tiêu của Fed về giải quyết việc làm và lạm phát được coi là một dấu hiệu cho thấy những thay đổi đối với chính sách, đặc biệt liên quan đến kết thúc việc mua trái phiếu hàng tháng, có thể đang được thực hiện.
Gus Faucher, trưởng ban kinh tế của ngân hàng PNC cho biết: “FED đã bắt đầu lộ trình điều chỉnh”.
Các thị trường đã dõi theo các quan điểm của Fed về sự lây lan của biến thể Delta, nhưng Powell và các quan chức của ông tương đối lạc quan ít nhất là về mối đe dọa mà virus gây ra cho nền kinh tế.
Cổ phiếu giảm một số điểm trong thời gian Powell nhận xét, với chỉ số Dow âm nhưng chỉ số S&P 500 và Nasdaq lại đang trong đà tăng.
Powell lưu ý mối đe dọa ngày càng tăng mà đại dịch đang đặt ra nhưng cho biết ông không thấy nó sẽ có tác động lớn lên nền kinh tế.
“Những gì chúng tôi đã nhận thấy là với các đợt lây nhiễm liên tiếp của Covid trong năm qua và một số tháng nay, đó là nó càng lúc càng ít ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế hơn,” Powell nói tại cuộc họp báo sau cuộc họp của mình. "Chúng tôi sẽ xem liệu tác động của biến chủng Delta có tương tự hay không."
“Chúng tôi đã học được cách sống chung với nó,” ngài Chủ Tịch cho biết.
Trong một động thái riêng, Fed cho biết họ sẽ thành lập hai cơ sở thu mua lại thường trực, một cho thị trường trong nước và một cho các cơ quan nước ngoài và quốc tế. Các cơ sở này cho phép các tổ chức trao đổi tài sản thế chấp chất lượng cao, chủ yếu là Kho bạc trong trường hợp chào bán trong nước, để lấy tiền dự trữ.
Với việc Fed có khả năng sẽ không có động thái gì liên quan đến lãi suất ít nhất cho đến cuối năm 2022, các nhà đầu tư đang tìm kiếm manh mối về thời điểm các khoản mua trái phiếu hàng tháng có thể bắt đầu bị rút lại.
Ngân hàng trung ương hiện đang mua ít nhất 120 tỷ USD vào trái phiếu mỗi tháng, với ít nhất 80 tỷ USD vào Kho bạc và 40 tỷ USD khác trên sàn chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp. Những nhà phê bình nói rằng việc mua thế chấp của Fed đang giúp gây ra một bong bóng nhà đất khác, với giá ở mức kỷ lục mặc dù doanh số bán hàng đã giảm trong bối cảnh nguồn cung cấp lại bị thắt chặt.
Một số quan chức Fed cho biết họ sẽ sẵn sàng cắt giảm các khoản thế chấp trước. Tuy nhiên, Powell đã nói nhiều lần rằng việc mua thế chấp chỉ ảnh hưởng tối thiểu đến nhà ở. Ông cho biết vào hôm thứ Tư rằng ông không hy vọng Fed sẽ bắt đầu giảm các hạn mức thế chấp trước khi Ngân khố giảm dần.
Về phía nền kinh tế rộng lớn hơn, Fed vẫn không giảm tốc độ của mình mặc dù đây đang là mức tăng trưởng nhanh nhất mà Hoa Kỳ từng thấy kể từ sau Chiến Tranh Thế Giới II. Số liệu GDP của quý thứ hai được công bố vào thứ Năm (29/7), với ước tính của Dow Jones ở mức tăng trưởng hàng năm 8,4% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6. Đó sẽ là tốc độ nhanh nhất kể từ đầu năm 1983, không tính mức tăng trưởng vượt bậc của năm ngoái trong quý 3 khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau đợt phong tỏa hoàn toàn do đại dịch.
Theo News.yahoo.com & cnbc.com
BeInvestor.net dịch
Comments