top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png

NHTW châu Âu bất ngờ đẩy nhanh chương trình mua trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cho biết sẽ đẩy nhanh nhịp độ mua trái phiếu của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sau đà tăng gần đây của lợi suất trái phiếu. Đây là một quyết định bất ngờ và rất khác với động thái của Fed gần đây.

Các quan chức của ECB, tiêu biểu là Chủ tịch Christine Lagarde lo ngại rằng sự gia tăng quá mức trong chi phí tài chính có thể làm suy yếu sự phục hồi của khu vực. Ảnh: Olivier Matthys/Press Pool

Trong một tuyên bố sau cuộc họp chính sách ngày 11/03, ECB cho biết sẽ đẩy nhanh đáng kể nhịp độ của chương trình mua trái phiếu trị giá 1.85 ngàn tỷ Euro (tương đương 2.2 ngàn tỷ USD) trong 3 tháng tới. Ngoài ra, họ cũng giữ nguyên lãi suất cơ bản.

Sự khác biệt rõ rệt về triển vọng kinh tế ngắn hạn giữa Mỹ và Eurozone đặt ECB vào vị thế khó khăn hơn so với Fed. Trước đó, Fed báo hiệu sẽ không cố gắng kìm hãm đà tăng của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Quá trình triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 chậm chạp ở châu Âu đã thôi thúc các chính quyền tái áp đặt biện pháp kiểm soát dịch – một yếu tố kìm hãm đà hồi phục của châu Âu. Trong khi đó, gói kích thích tài khóa 1,900 tỷ USD của Mỹ sắp được Tổng thống Joe Biden ký kết và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước này.

Tâm lý lạc quan hơn của nhà đầu tư trên toàn thế giới đã đẩy lợi suất trái phiếu đi lên. Điều này khiến các quan chức ECB phải “vò đầu bứt tóc”, vì họ lo ngại đà tăng quá mức của lãi suất có thể hủy hoại đà hồi phục của châu Âu.

Lợi suất trái phiếu châu Âu giảm trên diện rộng sau tuyên bố của ECB. Lợi suất trái phiếu chuẩn kỳ hạn 10 năm của Italy giảm xuống 0.577%, từ mức 0.681% trong ngày 10/03, thấp nhất trong 3 tuần. Lợi suất trái phiếu Đức giảm xuống -0.362%.

Các quan chức Fed sẽ họp mặt vào ngày 16-17/03 để xem xét động thái kế tiếp. Tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell không phát tín hiệu sẽ kìm hãm đà tăng của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ, từ đó thúc chúng tăng cao hơn.

Nền kinh tế Eurozone được dự báo tăng trưởng 4% trong năm nay, trong khi Mỹ được dự báo tăng trưởng 6.5%, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Sự chênh lệch này phản ánh quy mô kích thích tài khóa lớn hơn và quá trình triển khai tiêm chủng nhanh hơn tại Mỹ, OECD cho biết.


Vũ Hạo dịch

Comments


New York Office
bottom of page