Sau một phiên điều trần gây tranh cãi, hôm thứ Hai, Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận việc Tổng thống Joe Biden đề cử Janet Yellen, cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, đứng đầu Bộ Tài chính, tạo tiền đề cho khoản chi tiêu lớn của chính phủ mới nhằm hỗ trợ nền kinh tế và mở ra một làn sóng cải cách nhằm giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng, bất bình đẳng giàu nghèo, thuế và quan hệ ngoại thương.
Theo kết quả cuộc bỏ phiếu diễn ra tối 25/1 (giờ bờ Đông của Mỹ), cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Janet Yellen nhận được 84 phiếu thuận và 15 phiếu chống, qua đó chính thức được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Tài chính Mỹ.
Bà chính là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí quyền lực nhất quốc gia về các vấn đề tài chính tiền tệ, kế nhiệm cựu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.
Được xem là một người có quan điểm ôn hòa, Yellen tuyên bố rằng rằng bà sẽ đưa chính sách kích thích tài chính bổ sung thành "ưu tiên kinh tế hàng đầu để tránh sai lầm mà Quốc hội đã mắc phải trong cuộc suy thoái vừa qua, đó là quá mức chủ quan và nghỉ ngơi quá sớm trước khi phục hồi được đảm bảo.”
Yellen, một lần nữa nhấn mạnh sự ủng hộ của bà tại phiên điều trần đối với vấn đề mã số thuế lũy tiến “đảm bảo các cá nhân và tập đoàn giàu có chi trả mức thuế công bằng đối với họ”, nhưng cũng cho biết mọi thay đổi về chính sách thuế chỉ được tiến hành sau khi đại dịch lắng xuống.
Về vấn đề thương mại, Yellen cho thấy bà có thể không có bất đồng lớn về chính sách của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc, cho rằng “chúng ta cần phải đối mặt với các hành vi lạm dụng, thiếu công bằng và bất hợp pháp của Trung Quốc” liên quan đến các vấn đề môi trường, sở hữu trí tuệ và trợ cấp.
Nguồn: Forbes
Lược dịch: BeInvestor.net
Σχόλια