top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png
Ảnh của tác giảBeInvestor

Giới siêu giàu ở Mỹ đang “chi mạnh tay” cho cuốn hộ chiếu thứ 2

Đã cập nhật: 22 thg 9, 2020

Kể cả trước khi đại dịch bùng phát, trong vòng 5 năm trở lại đây hộ chiếu Mỹ đã giảm sức ảnh hưởng, từ vị trí thứ nhất giảm xuống vị trí thứ bảy trong trong bảng xếp hạng các hộ chiếu quyền lực Bảng xếp hạng Hộ chiếu Henley mới nhất.

Từ tháng 3, việc Hoa Kỳ thiếu khả năng kiểm soát COVID-19 lây lan đã dẫn đến một cú rơi hạng nhanh hơn. Những người nắm giữ hộ chiếu từng là không cần visa thông hành vào gần 200 quốc gia giờ đây bị cấm đi du lịch đến hầu hết các nước Châu Âu, Châu Á và thậm chí cả Canada.


Tất nhiên, nếu bạn có đủ tiền, sẽ luôn có giải pháp. Từ 100 ngàn USD đến vài triệu USD, bạn đều có thể mua được một tấm hộ chiếu thứ hai – thậm chí là thứ ba – thông qua các Chương trình đầu tư Nhập Quốc tịch (Citizenship by Investment Program - CIP). Dù các chương trình này đã tồn tại hàng thập kỷ, các công ty xúc tiến đầu tư nhập quốc tịch đang nhận thấy sự quan tâm từ các nhà đầu tư Mỹ ngày càng gia tăng đáng kể.

“Virus đã là động lực chính thúc đẩy sự tham gia,” Paddy Blewer, một giám đốc tại Henley & Partners, một hãng tư vấn quyền công dân toàn cầu có trụ sở tại London, hãng này đã nhận thấy khoảng tăng 60% lượng người Mỹ quan tâm đến các chương trình quốc tịch so với năm ngoái, cho biết.

Bạn có thể có được tấm hộ chiếu thứ hai, hoặc thứ ba với mức đầu tư từ 100 nghìn đến vài triệu USD

Dù những người Mỹ bình thường có thể xem chỉ đại dịch là một khủng hoảng tạm thời, giới siêu giàu lại nhận định đây là một vết rạn nứt kéo dài trong việc đảm bảo an toàn tài chính của họ. Virus đã chứng minh rằng quyền công dân Hoa Kỳ không còn mạnh như người ta vẫn tưởng. “Đúng, hiện tại, người Mỹ không thể đi du lịch, nhưng họ cũng hiểu những hậu quả lâu dài hơn, ”Blewer nói. “Vì vậy, họ đang đầu tư như một lá chắn chống lại biến động dài hạn. Đây là vấn đề ‘Thế giới sẽ ra sao trong 10 năm nữa?’ Nhận Quyền công dân thông qua con đường đầu tư có thể là một lá chắn thực sự chống lại sự biến động địa phương."

Nuri Katz, chủ tịch của công ty tư vấn đầu tư quốc tế Apex Capital Partners Corporation cho biết: “Lý do mọi người thường lấy quốc tịch thứ hai thông qua các chương trình đầu tư này là vì họ bị hạn chế bởi quyền công dân gốc của mình.”


Đối với những du khách giàu có thường đi đến những nơi họ muốn bất cứ khi nào họ muốn, sự thiếu tự do mới này đang có một tác động tâm lý sâu sắc.“Người Mỹ chưa bao giờ cảm thấy những gì một người Nga - một người có học thức, thuộc tầng lớp trung lưu, khá giả - hay một người Trung Quốc giàu có, những người cũng bị nhiều hạn chế, cảm nhận,“ Katz nói: “Đột nhiên người Mỹ phải nghĩ đến việc‘ đợi đã, tôi không thể đi đâu cả, ’và cảm giác bị hạn chế khi bạn đã quen với cảm giác tự do là rất khó chịu và rất đáng lo ngại. Họ đang thể hiện bản thân theo cách mà tôi đã thấy người nước ngoài, những người đã sống với những hạn chế này cả đời, thường thể hiện. Đó là một hiện tượng thực sự thú vị”.


Đối với những người Mỹ giàu có muốn chơi trong sân chơi toàn cầu, đầu tư di trú mang lại một lợi thế cạnh tranh. lewer cho biết: “Ba chủ ngân hàng đầu tư riêng biệt đã nói với tôi rằng khách hàng của họ đang xem xét việc xây dựng các danh mục đầu tư quốc tế trị giá hàng triệu đô la và sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu họ thực hiện việc đó bằng hộ chiếu Mỹ.”

Ông nói thêm: “Đơn giản là việc trở thành toàn cầu đã trở nên khó khăn hơn đối với người Mỹ” - “Những người có giá trị ròng cao đã quen với việc có thể sống cuộc sống mà họ muốn và xây dựng doanh nghiệp mà họ muốn - và hiện tại thì họ không thể. Vì vậy, đây không phải là về di trú. Đó là về khả năng lựa chọn".


Vậy một người Mỹ giàu có và theo đuổi chủ nghĩa toàn cầu đang chọn mua quốc tịch thứ hai ở đâu?

Hơn 60 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, cho phép các công dân hợp pháp có cơ hội nộp đơn xin nhập quốc tịch sau khi đáp ứng các tiêu chí nhất định. Nhưng chỉ có khoảng mười quốc gia cho phép người không cư trú ở quốc gia của họ nhập quốc tịch hoàn toàn thông qua hình thức đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế địa phương, thường là thông qua đầu tư vào bất động sản hoặc các mối đầu tư liên doanh kinh doanh khác.


Ở vùng Caribê, các lựa chọn phổ biến bao gồm Antigua và Barbuda, Anguilla, Dominica, Grenada, St. Lucia và St. Kitts và Nevis. Ở Châu Âu, có các chương trình ở Áo, Síp, Malta, Moldova, Montenegro, Thổ Nhĩ Kỳ và Bồ Đào Nha.


Một điểm quan trọng cần cân nhắc là chi phí. Kinh tế nhất, quyền công dân ở đảo Dominica (đừng nhầm lẫn với Cộng hòa Dominica nhé) thuộc khu vực Caribê có thể đạt được với khoản 100 nghìn USD/cá nhân hoặc 200 nghìn USD cho một gia đình bốn người. Vài lợi ích của quyền công dân đảo Dominica bao gồm miễn thuế thu nhập đối với công dân không cư trú tại đảo này và miễn visa du lịch đến 26 quốc gia thành viên EU trong khối Schengen.

Trong khi đó, Montenegro là chương trình quốc tịch có chi phí thấp nhất của Châu Âu, với mức đầu tư khoảng 450.000 Euro, tương đương 532.000 USD. Montenegro đang trên con đường trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu và công dân của nó có quyền du lịch miễn visa vào các quốc gia thuộc khối Schengen. Các chương trình châu Âu khác thường yêu cầu một khoản đầu tư đáng kể hơn, từ 1,4 triệu USD cho quyền công dân Malta đến 9,5 triệu USD cho quyền công dân Áo.


Các yếu tố cần cân nhắc: Kinh phí và thời gian xử lý hồ sơ

Katz nói: “Rõ ràng là có ít người có thể bỏ ra nửa triệu USD hơn so với số người có thể đầu tư 100.000 USD” - "Ngoài ra, người Mỹ hiểu khu vực Caribe vì vị trí gần và dễ dàng tiếp cận."

Một yếu tố quan trọng khác cần cân nhắc là thời gian. Một người nộp hồ sơ vào chương trình CIP trong khu vực Caribê thường mất vài tháng để nhận được quốc tịch. “Tất cả các quốc gia đều thực hiện rất, rất nghiêm túc việc thẩm tra lý lịch đối với người nộp đơn.” Katz nói: "Bạn không thể bỏ qua giai đoạn đó được đâu."

Nhưng các chương trình CIP của châu Âu thường có nhiều rào cản nha nhập hơn và quá trình nộp và xử lý hồ sơ cũng mất nhiều thời gian hơn. Blewer nói “Tôi nghĩ nói rằng nhiều người Mỹ đang xúc tiến hồ sơ nhập quốc tịch vùng Caribê để làm cầu nối cho việc nhập quốc tịch châu Âu. Họ thực sự đang cân nhắc quyền công dân châu Âu, - cho dù đó là Montenegro, Cyprus (Síp), Malta hay Áo, tùy thuộc vào nhu cầu của họ, tùy thuộc vào mức đầu tư của họ, tùy thuộc vào nơi họ muốn xây dựng doanh nghiệp của mình và có các đối trọng khác – nhưng các chương trình quốc tịch châu Âu thường mất hơn 1 năm để xử lý. Chương trình Quốc tịch thông qua con đường đầu tư của Bồ Đào Nha mất 6 năm.

Cũng hợp lý khi mong đợi sẽ có nhiều chương trình Đầu tư nhập Quốc tịch hơn được tung ra trong tương lai gần. Nhiều quốc gia nhỏ đã xem xét các chương trình quốc tịch từ khá lâu rồi. Cá nhân tôi đã được tiếp cận bởi ba quốc gia muốn bắt đầu thực hiện các chương trình này, ”Katz nói. “Các quốc gia Nam Mỹ đang cố gắng xây dựng các chương trình Quốc tịch, và một số hòn đảo nhỏ đang phát triển ở Thái Bình Dương đang tìm cách thực hiện điều này”.

Nguồn: Forbes

Dịch tiếng Việt: BeInvestor.net

Comments


New York Office
bottom of page