top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png
Ảnh của tác giảBeInvestor

EU cảnh báo 13 quốc gia có thể phải đối mặt với các hạn chế về visa Schengen do thiếu hợp tác

13 quốc gia trong danh sách bao gồm tổng số 39 quốc gia có hiệu quả hợp tác với các cơ quan chức năng của Liên minh châu Âu trong việc tiếp nhận và trao trả các công dân của họ lưu trú bất hợp pháp trong khối EU, có thể sớm phải gánh chịu hậu quả.

EU cảnh báo 13 quốc gia có thể phải đối mặt với các hạn chế về visa Schengen do thiếu hợp tác

Hai tuần sau khi Bộ trưởng Nội vụ của các nước thành viên Liên minh châu Âu thể hiện sự ủng hộ hoàn toàn đối với đề xuất trước đó của Ủy ban về việc sử dụng các quy tắc xử lý Thị thực (visa) Schengen làm đòn bẩy để thúc đẩy các quốc gia thứ ba hợp tác với khối EU trong việc trao trả và tiếp nhận người di cư bất hợp pháp, Ủy ban đã soạn thảo danh sách 13 quốc gia kém hợp tác nhất trong vấn đề này.

Công dân của các quốc gia trong danh sách này, tất cả đều ở châu Phi và Trung Đông, có thể sớm gặp khó khăn trong việc xin visa ngắn hạn đến khu vực Schengen của châu Âu, tờ Die Wel của Đức đưa tin.

13 quốc gia này đã cho thấy họ không sẵn sàng tiếp nhận lại công dân của mình, dù những người đã bị từ chối đơn xin tị nạn. Mặc dù Ủy ban chưa xác nhận những quốc gia nào là nằm trong danh sách đen này, nhưng tờ báo đã khẳng định các quốc gia đó chính là: Iraq, Iran, Libya, Senegal, Somalia, Mali, Gambia, Cameroon, Cộng Hòa Congo, Ai Cập, Eritrea, Ethiopia, Guinea-Bissau.


Ủy ban EU hiện đang chuẩn bị bắt đầu các cuộc đàm phán với các quốc gia này để đạt được một thỏa về việc trao trả và tiếp nhận lại công dân di cư bất hợp pháp (những người đã bị từ chối tị nạn) trong khối.

Trong một cuộc họp video của Bộ trưởng Nội vụ Liên minh Châu Âu được tổ chức vào ngày 12 tháng 3, những người sau này đã thể hiện sự ủng hộ hoàn toàn của họ đối với đề xuất của Ủy ban về việc sử dụng các quy tắc xử lý Thị thực Schengen làm đòn bẩy cho các nước thứ ba cộng tác với EU trong việc tiếp nhận người di cư bất hợp pháp.


“Nếu các quốc gia không hợp tác về vấn đề hồi hương, ắt hẳn sẽ có hậu quả. Những quốc gia không tiếp nhận lại công dân của mình thì không thể mong đợi EU tạo bất kỳ điều kiện nào về thị thực”, Bộ trưởng nói.

Vào tháng 6 năm 2019, Hội đồng Liên minh Châu Âu đã thông qua một số sửa đổi đối với Bộ luật Thị thực Schengen, trong đó dự kiến việc thiết lập một cơ chế sử dụng việc xử lý thị thực như một đòn bẩy để cải thiện hợp tác với các nước ngoài Liên minh Châu Âu về việc trao trả người di cư bất hợp pháp.


Tương tự, Ủy ban cũng đánh giá mỗi năm một lần về thái độ hợp tác của các quốc gia thứ ba trong việc tiếp nhận người di cư bất hợp pháp. Nếu không, công dân của các nước bất hợp tác sẽ phải đối mặt với các hạn chế về thị thực (phí xin thị thực có thể tăng và thời gian xin thị thực dài hơn).


Vào tháng 2 năm nay, SchengenVisaInfo.com đã báo cáo rằng đánh giá thực tế đầu tiên cho thấy rằng các quốc gia thành viên đã có trải nghiệm tồi tệ với hơn một phần ba số quốc gia được đánh giá, điều đó có nghĩa là mức độ hợp tác của các quốc gia đó về việc tiếp nhận lại công dân của mình cần được cải thiện.






Comments


New York Office
bottom of page