top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png

Ủy ban EU Commission chính thức gửi thư cho Cyprus và Malta về việc “bán” quyền công dân EU

Vào ngày 20 tháng 10 năm 2020, Ủy ban Châu Âu bắt đầu các thủ tục xử lý vi phạm đối với Cyprus (Síp) và Malta bằng cách gửi thư thông báo chính thức về các chương trình Cấp Quốc tịch cho Nhà đầu tư của họ, hay còn gọi là chương trình “Hộ chiếu vàng”.

Chủ tịch Ủy ban EU Commission - von der Leyen

Ủy ban này cho rằng việc các quốc gia thành viên này cấp quốc tịch, đồng thời cấp luôn quyền công dân EU để đổi lấy một khoản đầu tư hoặc thanh toán cụ thể và không liên hệ với các Quốc gia thành viên có liên quan là một hành động không phù hợp với nguyên tắc hợp tác chân thành và tôn trọng tại Điều 4 (3) của Hiệp ước về Liên minh Châu Âu. Điều này cũng làm suy yếu tính toàn vẹn của tư cách công dân Châu Âu được quy định tại điều 20 của Hiệp ước về Chức năng của Liên minh Châu Âu.


Do bản chất của quyền công dân EU, những chương trình như vậy nói chung đều có tác động đến Liên minh. Khi một quốc gia thành viên cấp quốc tịch, đương sự nghiễm nhiên trở thành công dân EU và được hưởng tất cả quyền liên quan, chẳng hạn như quyền đi lại, cư trú và làm việc tự do trong EU, hoặc quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử thành phố cũng như bầu cử Nghị viện Châu Âu. Do đó, tác động của các chương trình quốc tịch này không chỉ giới hạn đến các quốc gia thành viên vận hành những chương trình đó, mà còn lên các quốc gia thành viên khác và toàn bộ Liên minh Châu Âu.

Bước tiếp theo

Chính phủ Cyprus (Síp) và Malta có hai tháng để trả lời thông báo chính thức này. Nếu các câu trả lời không thỏa đáng, Ủy ban có thể đưa ra Yêu cầu Tuân thủ (Reasoned Opinion) về vấn đề này.

Bối cảnh

Các chương trình đầu tư nhập quốc tịch cho phép một nhà đầu tư được nhận quốc tịch mới chỉ dựa trên việc thanh toán hoặc đầu tư. Các chương trình này khác với các chương trình Đầu tư Di trú (hoặc “thị thực vàng”), cho phép công dân nước thứ ba thỏa mãn các điều kiện nhất định nhận được giấy phép cư trú để sống tại một quốc gia châu Âu.

Các điều kiện để được cấp và bị tước quyền công dân được quy định bởi luật pháp của từng Quốc gia Thành viên nhưng vẫn tôn trọng luật pháp chung của EU. Vì quốc tịch của một Quốc gia Thành viên là điều kiện duy nhất để có quốc tịch EU và tiếp cận các quyền khác theo Hiệp ước, Ủy ban đã và đang giám sát chặt chẽ các chương trình Đầu tư Nhập quốc tịch của các Quốc gia Thành viên.


Ủy ban cũng thường xuyên đưa ra các quan ngại của mình về các chương trình đầu tư cấp quốc tịch và những rủi ro nhất định của chúng. Như đã đề cập trong báo cáo của Ủy ban vào tháng 1 năm 2019, những rủi ro đó có liên quan đến vấn nạn an ninh, rửa tiền, trốn thuế và tham nhũng và Ủy ban đã và đang giám sát các vấn đề phổ quát hơn trong việc tuân thủ luật lệ của EU nảy sinh từ các chương trình đầu tư nhập quốc tịch và di trú. Vào tháng 4 năm 2020, Ủy ban đã gửi thư cho các Quốc gia Thành viên liên quan nêu lên các quan ngại của mình và yêu cầu cung cấp thêm thông tin về các chương trình này.


Trong một nghị quyết được thông qua vào ngày 10 tháng 7 năm 2020, Nghị viện Châu Âu nhắc lại lời kêu gọi trước đó của mình về việc các Quốc gia Thành viên hủy bỏ các chương trình Đầu tư nhập tịch (CBI) hoặc Đầu tư Di trú (RBI) càng sớm càng tốt, theo tuyên bố của Chủ tịch Ủy Ban đương nhiệm von der Leyen trong phiên họp Liên Minh ngày 16 tháng 9 năm 2020, các giá trị Châu Âu không phải là để kinh doanh.


Ủy ban cũng sẽ viết thư một lần nữa cho Bulgaria để nêu rõ những quan ngại liên quan đến chương trình đầu tư nhập quốc tịch do Quốc gia Thành viên đó tiến hành và yêu cầu thêm thông tin. Chính phủ Bulgaria có một tháng để trả lời thư này, sau đó Ủy ban sẽ quyết định các bước tiếp theo.


Nguồn: European Commission Official Page

Comments


New York Office
bottom of page