top of page
Students Taking Exams
beinvestor - bất động sản quốc tế.png
V2 Development.png
Ảnh của tác giảBeInvestor

Đầu tư vào Hy Lạp

Tháng 5 năm 2019, tờ Financial Times tung ra một ấn bản đặc biệt nêu tên 7 công ty đang định hình sự hồi phục của nền kinh tế Hy Lạp trong lĩnh vực của họ. 7 công ty này bao gồm: V2 Development trong lĩnh vực Bất Động Sản, DEH trong lĩnh vực Năng lượng, Motor Oil trong lĩnh vực Xăng dầu, OPAP trong lĩnh vực Trò chơi, Grek Terna trong lĩnh vực Cơ sở hạ tầng, Mytilneos – Kinh doanh đa lĩnh vực và IPTO trong Hoạt động truyền tải điện.

Dưới đây là trích đoạn ấn bản, kèm một vài nhận đich của các chuyên gia về môi trường đầu tư của Hy Lạp.


Cơ hội dành cho các doanh nghiệp Hy Lạp đã trở nên hấp dẫn hơn, bất chấp bộ máy hành chính cồng kềnh.

Emilios Markou và Alexis Pantazis, hai doanh nhân người Cyprus (Síp), đã bất chấp logic thông thường vào năm 2013 và thành lập một công ty bảo hiểm trực tuyến ở Hy Lạp trong bối cảnh hỗn loạn về nợ nần trong khu vực đồng Euro và các cuộc khủng hoảng ngân hàng. “Vào thời điểm đó những người đầu tư vào Hy Lạp là những nhà đầu tư trái chiều. Pantazis nhớ lại, đối với chúng tôi, đó kiểu như là “vì khủng hoảng, hãy đến đây” vậy đó.


Sự thành công của Hellas Direct, một công ty bảo hiểm xe hơi, cho thấy Hy Lạp có thể là một thị trường hấp dẫn cho những nhà đầu tư khôn ngoan và có tầm nhìn dài hạn. “Sau một thời gian nền kinh tế bị sử lý sai lệch ở các cấp độ khác nhau, chính trị đã ổn định hơn trong ba năm vừa qua. Markou nói: “Hy Lạp là một thị trường mới nổi trở lại”.

Viễn cảnh đầu tư tổng thể ở quốc gia này hiện vẫn còn gây tranh cãi. Các giám đốc điều hành, các nhà đầu tư và các quan chức chính phủ nói đến việc cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và sự thay đổi để tốt hơn trong nhận thức quốc tế về Hy Lạp như một điểm đến đầu tư. Tuy nhiên, sự yếu kém của các ngân hàng Hy Lạp, bộ máy hành chính công cồng kềnh đang cải cách dang dở và sự kém hiệu quả của hệ thống pháp luật vẫn còn đè nặng lên tâm trí các nhà đầu tư.


Trong một báo cáo công bố hồi tháng 4, 2019 với tiêu đề 10 năm khủng hoảng: Nền kinh tế doanh nghiệp nhỏ hơn nhưng chưa cải tổ, tập đoàn Kế toán Kiểm toán PwC ước tính rằng tỷ lệ đầu tư của Hy Lạp ở mức 45% so với mức được ghi nhận vào năm 2009, khi chính phủ và doanh nghiệp tư nhân bắt đầu bị tác động trong tình trạng khẩn cấp vì nợ đang gia tăng nhanh chóng. Báo cáo của PwC cho biết: “Trong giai đoạn khủng hoảng, đầu tư sụt giảm mạnh, có tác động tiêu cực trực tiếp đến việc tích hợp công nghệ và làm suy yếu tiềm năng mở rộng với các sản phẩm mới và thị trường mới. Đối với nhiều công ty, chi phí tín dụng cao cản trở khoản đầu tư lớn.” Báo cáo bổ sung: “Lợi nhuận trên nguồn vốn sử dụng thấp hơn một cách đáng kể và có hệ thống so với chi phí vốn tương ứng, tạo ra trở ngại lớn cho các công ty trong việc đầu tư lớn và dài hạn”.


Tuy nhiên, Nicos Koulis, giám đốc điều hành của công ty quản lý quỹ Deca Investments, nói rằng không phải tất cả các công ty đều thiếu tín dụng. Ông giải thích rằng “Thị trường đang bị chia cắt. Nếu bạn là một công ty tốt, bạn có thể nhận được tín dụng với lãi suất hấp dẫn,”

Trong ba năm qua, Deca đã mua lại cổ phần trong bảy doanh nghiệp quy mô vừa của Hy Lạp, trong nhiều lĩnh vực từ băng dính và chế biến cà chua đến đồ dùng bằng nhựa và phụ kiện cho phụ nữ. Tập đoàn này bắt đầu hoạt động tại Hy Lạp vào năm 2014, sau đó buộc phải tạm dừng vì tình hình bất ổn chính trị và kinh tế làm rung chuyển đất nước vào năm 2015.

Tuy nhiên, kể từ đó, tình hình kinh doanh đã dần tốt hơn. “Giờ đây mạng lưới hoạt động của chúng tôi đã trở nên vững mạnh hơn bao giờ hết. Nếu chúng tôi theo đuổi tất cả những cơ hội giao dịch tiềm năng vào lúc đó, hẳn chúng tôi đã không đủ tiền để đầu tư tất cả những thương vụ đó rồi”. Koulis nói “Rõ ràng là chúng tôi đã có được những cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn so với thời hai hoặc ba năm về trước.”

So sánh điều kiện đầu tư ở Hy Lạp từ thời năm 2012 với điều kiện đầu tư hiện tại, Koulis nói không phải đơn giản cho rằng “hồi đó tệ, bây giờ tốt” là khái quát được tình hình. Năm 2012, những khó khăn chính mà các công ty Hy Lạp phải đối mặt là bộ máy hành chính quá mứcquan liêu, nhiều luật kinh doanh được biên soạn kém hiệu quả, dễ gây nhầm lẫn, thương hiệu “sản xuất tại Hy Lạp” bị suy yếu.

Ngày nay, một số các khó khăn này đã thuyên giảm. Chi phí lao động đã thấp hơn đáng kể, tín dụng được cấp cho các công ty vững mạnh và thương hiệu của Hy Lạp đang được cải thiện. Tuy nhiên, thuế doanh nghiệp đã tăng, và bộ máy quan liêu vẫn cồng kềnh và khó khăn về luật pháp vẫn còn tồn đọng. Hơn nữa, chi phí vận tải cho các doanh nghiệp đang tăng lên, mặc dù điều này phần nào cũng phản ánh được sự hồi phục của lĩnh vực xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế nói chung.

Koulis nhận định hệ thống luật pháp chậm chạp, kém hiệu quả và đôi khi bị chính trị hóa là rào cản lớn đối với đầu tư, đặc biệt là từ nước ngoài. “Nếu tôi có một cây đũa thần và có thể thay đổi một thứ, tôi sẽ thay đổi tốc độ của hệ thống công lý.”


Khi quan điểm này được đưa ra với Stergios Pitsiorlas, một thứ trưởng kinh tế chịu trách nhiệm đầu tư, phản ứng đã được đưa ra nhanh chóng. Năm 2018, FDI đã tăng lên đến 3,64 tỷ Euro, con số cao nhất kể từ năm 2005, ông nói. Thứ trưởng thừa nhận rằng con số năm 2019 có thể thấp hơn, nhưng vẫn tiềm ẩn một sự thay đổi nhằm làm tình hình đầu tư khả quan hơn. Trong khi các khoản đầu tư trước khủng hoảng (tích lũy tài sản cố định gộp) tập trung vào bất động sản, xây dựng và vận tải biển thì hiện nay thiết bị cơ khí chiếm 1/3 tổng đầu tư. “Đúng là tốc độ ra quyết định của tòa án vẫn là vấn đề. Điều này đòi hỏi phải tổ chức lại các tòa án, một điều khó khăn theo quan điểm chính trị.” Pitsiorlas nói. “Tuy nhiên, chính phủ đang xem xét lại các bộ luật pháp lý và hợp lý hóa luật cho hoạt động kinh doanh. Điều này đã không được thực hiện trong nhiều thập kỷ. Nhiều luật vẫn còn hiệu lực hiện vẫn mâu thuẫn với nhau”.


Christos Harpantidis, giám đốc điều hành của Papastratos, công ty con của Philip Morris International tại Hy Lạp, cho biết những thiếu sót của hệ thống pháp luật và những yếu kém của ngân hàng không làm trở ngại hoạt động của công ty. PMI đã đầu tư 300 triệu Euro vào Papastratos vào năm 2017, cho phép công ty con ngừng sản xuất thuốc lá và chuyển sang các sản phẩm thuốc lá hun nóng, chủ yếu để xuất khẩu. Nhật Bản là thị trường lớn nhất của ông.

“Cuộc khủng hoảng ngân hàng Hy Lạp không ảnh hưởng đến chúng tôi vì chúng tôi đầu tư thông qua nguồn tài chính nội bộ.” Ông nói: “Về bộ máy quan liêu và hệ thống luật pháp, tôi đã nhận thấy những tầm nhìn rất tốt và một số thay đổi về hành chính, luật trong một vài lĩnh vực. Đây là hai trở ngại đang kìm hãm Hy Lạp. Nhưng với tư cách là một nhà điều hành địa phương có kinh nghiệm trong thị trường này, bạn sẽ học được cách ứng phó và sẽ tìm ra lối thoát.”

Cũng giống như các doanh nhân Hy Lạp cũng như doanh nhân nước ngoài khác, Harpantidis cho rằng một yếu tố quan trọng đối với môi trường đầu tư hậu khủng hoảng phụ thuộc vào việc dự án Hellinikon – một dự án tái phát triển khu vực quanh sân bay quốc tế Athens cũ với mức tổng đầu tư 8 tỷ Euro – có khởi đầu thuận lợi hay không. Harpantidis nói: “Cần phải có điều gì đó xảy ra với Hellinikon để cho các nhà đầu tư thấy rằng các dự án lớn có thể phát triển ở Hy Lạp.”


Trong nhiều năm, những trở ngại về bộ máy quan liêu và sự phản kháng chính trị từ những phần tử cánh tả cực đoan do đảng Syriza cầm quyền đã đã gây trì hoãn dự án (Hellinikon) được cho là làm nổi bật bộ mặt thân thiện với đầu tư của Hy Lạp. Tuy nhiên, chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành việc đấu thầu cho sòng bạc của dự án này vào cuối tháng 5 và hứa rằng toàn bộ dự án sẽ được kích hoạt vào cuối năm.


Theo quan điểm của Vaggelis Kteniadis, chủ tịch công ty bất động sản V2 Development, Hy Lạp nên phát huy cả thế mạnh truyền thống và thế mạnh mới của mình. “Chúng ta nên nhìn lại mình trong gương. Chúng ta nên nhận ra rằng chúng ta là một thái cực ổn định ở Đông Nam Âu. Chúng ta có thể là một quốc gia cung cấp các dịch vụ tuyệt vời, bao gồm cả du lịch và bất động sản”.

Mr. Vaggelis Kteniadis phát biểu tại hội nghị Arab - EU World Summit

Ông bổ sung: “Hy Lạp cần phải thể hiện với phần còn lại của thế giới rằng chúng tôi đã được dạy một bài học từ cuộc khủng hoảng và chúng tôi đã học được bài học đó. Chúng tôi phải chứng tỏ rằng Hy Lạp có hiệu quả và các nhà đầu tư có thể tin tưởng vào điều đó. Dù bạn nhìn ở vị trí nào, người Hy Lạp đều phát triển rất mạnh ở nước ngoài. Vì vậy điều này không liên quan gì đến tính cách của dân tộc. Chúng tôi cần một hệ thống và một cơ cấu hiệu quả”.


Theo: Financial Times

Dịch tiếng Việt: BeInvestor.net

Comments


New York Office
bottom of page